Có khả năng ngân hàng lại “siết” cho vay BĐS
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn có thể sẽ giảm từ 60% xuống còn 40%, hệ số rủi ro với những khoản khó đòi trong lĩnh vực bất động sản (BĐS) có khả năng lại tăng từ 150% lên thành 250%. Đó là thông điệp mới được phát đi khi Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản xin ý kiến sửa đổi Thông tư 36.
Theo đó, nội dung chính của văn bản trên thể hiện thông điệp có khả năng ngân hàng sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn những khoản cho vay kinh doanh BĐS. Bởi vì, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm qua khá “nóng” ở mảng BĐS. Song, thời hạn áp dụng vẫn chưa xác định cụ thể.
Dự thảo này được đưa ra có thể nói là sẽ có tác động đến các chủ đầu tư BĐS lớn, các ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động cho vay vốn kinh doanh địa ốc nếu như các quy định này được áp dụng.
Bởi vì, chúng ta đã nhận thấy các ảnh hưởng của quy định này đến lĩnh vực địa ốc khi hai quy định về tỷ lệ được áp dụng vào đầu năm vừa qua. Khi đó, ngành ngân hàng cho phép giảm hệ số rủi ro với những khoản khó đòi trong lĩnh vực này từ 250% xuống còn 150% và tăng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn từ 30% lên thành 60% theo thông tư số 36/2014/TT-NHNN.
Điều đó đặc biệt quan trọng giúp tín dụng chảy mạnh vào lĩnh vực BĐS, thị trường địa ốc ngày càng hồi sinh và phát triển. Minh chứng là con số giao dịch trong năm 2015 tăng đột biến. Theo thống kê của ngành xây dựng, con số giao dịch trong năm qua tăng gấp 2 lần ở cả Tp.HCM và Hà Nội (hai thị trường lớn nhất nước).
Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) mới đây đã báo cáo lên Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng về tình hình dư nợ cho vay đối với BĐS. Cụ thể, dư nợ tín dụng cho vay BĐS tính tới hết tháng 11/2015 lên đến gần 374,8 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng gần 20% so với tháng 12/2014.
Trong số đó, 3 mảng cho vay có số dự nợ tăng cao nhất đó là cho vay xây dựng khu đô thị mới hơn 70 nghìn tỉ đồng, tăng 10,76%; cho vay mua quyền sử dụng đất (hơn 26 nghìn tỷ đồng), tăng 36,25%; cho vay để đầu tư kinh doanh BĐS khác hơn 72 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2%... Như vậy, dư nợ cho vay BĐS trong năm 2015 tăng khá “nóng” ở phần kinh doanh BĐS, liên quan tới nhiều chủ đầu tư lớn.
Nếu quy định trên được Ngân hàng Nhà nước áp dụng thì những khoản cho vay như cho vay đối với các chủ đầu tư BĐS và các khoản cho vay đối với các tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua BĐS để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua, cho thuê lại nhằm mục đích sinh lợi… có khả năng sẽ bị “siết” lại.
Báo cáo mới đây của Công ty CK Tp.HCM cho thấy, nếu quy định điều chỉnh này được thông qua, các chủ đầu tư lớn có khả năng bị ảnh hưởng như Novaland, Vingroup, Nam Long, Đất Xanh. Những ngân hàng lớn có thể bị ảnh hưởng là Sacombank, Techcombank, ACB và một số ngân hàng nhỏ và vừa khác.
Theo công ty này, hoạt động cho vay vốn mua nhà trả góp sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp từ thông tư này bởi hoạt động này không được xếp loại là vay để kinh doanh BĐS (thường xếp loại cho vay mua nhà, cho vay cá nhân, tiêu dùng).
Công ty CK Tp.HCM cũng nhận định, do quy định chưa chính thức có hiệu lực nên các ngân hàng sẽ có đủ thời gian để điều chỉnh danh mục cho vay vốn một cách từ từ. Tác động của quy định này chủ yếu ở khâu cho vay đối với dân đầu cơ kinh doanh và chủ đầu tư địa ốc.
Theo đó, nội dung chính của văn bản trên thể hiện thông điệp có khả năng ngân hàng sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn những khoản cho vay kinh doanh BĐS. Bởi vì, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm qua khá “nóng” ở mảng BĐS. Song, thời hạn áp dụng vẫn chưa xác định cụ thể.
Dự thảo này được đưa ra có thể nói là sẽ có tác động đến các chủ đầu tư BĐS lớn, các ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động cho vay vốn kinh doanh địa ốc nếu như các quy định này được áp dụng.
Bởi vì, chúng ta đã nhận thấy các ảnh hưởng của quy định này đến lĩnh vực địa ốc khi hai quy định về tỷ lệ được áp dụng vào đầu năm vừa qua. Khi đó, ngành ngân hàng cho phép giảm hệ số rủi ro với những khoản khó đòi trong lĩnh vực này từ 250% xuống còn 150% và tăng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn từ 30% lên thành 60% theo thông tư số 36/2014/TT-NHNN.
Điều đó đặc biệt quan trọng giúp tín dụng chảy mạnh vào lĩnh vực BĐS, thị trường địa ốc ngày càng hồi sinh và phát triển. Minh chứng là con số giao dịch trong năm 2015 tăng đột biến. Theo thống kê của ngành xây dựng, con số giao dịch trong năm qua tăng gấp 2 lần ở cả Tp.HCM và Hà Nội (hai thị trường lớn nhất nước).
Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) mới đây đã báo cáo lên Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng về tình hình dư nợ cho vay đối với BĐS. Cụ thể, dư nợ tín dụng cho vay BĐS tính tới hết tháng 11/2015 lên đến gần 374,8 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng gần 20% so với tháng 12/2014.
Biểu đồ dư nợ cho vay BĐS qua các năm |
Nếu quy định trên được Ngân hàng Nhà nước áp dụng thì những khoản cho vay như cho vay đối với các chủ đầu tư BĐS và các khoản cho vay đối với các tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua BĐS để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua, cho thuê lại nhằm mục đích sinh lợi… có khả năng sẽ bị “siết” lại.
Báo cáo mới đây của Công ty CK Tp.HCM cho thấy, nếu quy định điều chỉnh này được thông qua, các chủ đầu tư lớn có khả năng bị ảnh hưởng như Novaland, Vingroup, Nam Long, Đất Xanh. Những ngân hàng lớn có thể bị ảnh hưởng là Sacombank, Techcombank, ACB và một số ngân hàng nhỏ và vừa khác.
Theo công ty này, hoạt động cho vay vốn mua nhà trả góp sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp từ thông tư này bởi hoạt động này không được xếp loại là vay để kinh doanh BĐS (thường xếp loại cho vay mua nhà, cho vay cá nhân, tiêu dùng).
Công ty CK Tp.HCM cũng nhận định, do quy định chưa chính thức có hiệu lực nên các ngân hàng sẽ có đủ thời gian để điều chỉnh danh mục cho vay vốn một cách từ từ. Tác động của quy định này chủ yếu ở khâu cho vay đối với dân đầu cơ kinh doanh và chủ đầu tư địa ốc.
Theo Trí thức trẻ - DiaOcSo.Net
Có khả năng ngân hàng lại “siết” cho vay BĐS
Reviewed by Unknown
on
17:38
Rating: